U Nấm Phổi Aspergillus là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
U Nấm Phổi Aspergillus là gì?
U nấm phổi Aspergillus là một khối u nấm được hình thành trong phổi do sự phát triển của các loài nấm Aspergillus. Loài nấm này phát triển trong các khoang trống hay các hang có sẵn trong nhu mô phổi, đặc biệt là ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu hoặc bị các bệnh lý phổi mạn tính như lao, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) hoặc xơ phổi.
Cấu tạo của U Nấm Phổi Aspergillus bao gồm:
- Sợi nấm Aspergillus: Đây là thành phần chính của u nấm, là các sợi nấm dài, mảnh và có thể xâm lấn vào mô phổi.
- Mảnh vụn tế bào: Bao gồm các tế bào bị phân hủy hoặc tế bào chết trong phổi, tạo thành các phần tử không đồng nhất trong u nấm.
- Chất nhầy: Đây là các chất bài tiết từ nấm và các tế bào phổi, giúp nấm bám vào các mô phổi và phát triển.
U nấm Aspergillus có thể phát triển trong các khoang phổi bị tổn thương, nơi có môi trường ẩm ướt và không khí lưu thông kém, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của nấm.
.jpg)
Nguyên nhân gây bệnh U Nấm Phổi Aspergillus
Các loài Aspergillus là những nấm hoại sinh thường gặp trong môi trường xung quanh, trong đó Aspergillus fumigatus là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh u nấm phổi.
U nấm phổi Aspergillus dễ phát triển trên các cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc có các bệnh phổi nền. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Triệu chứng của bệnh U Nấm Phổi Aspergillus
Triệu chứng lâm sàng đa dạng, từ không có triệu chứng lâm sàng tới tình trạng ho ra máu nhẹ đến rất nặng đe dọa tính mạng cùng với biểu hiện các triệu chứng của bệnh phổi khác.
- Ho ra máu: Hầu hết các báo cáo cho thấy ho ra máu là triệu chứng phổ biến nhất với các mức độ khác nhau từ ít cho đến nhiều, tái phát nhiều lần. Tỷ lệ ho ra máu trong các nghiên cứu khoảng trên 80%.
- Đau ngực, khó thở tùy thuộc vào mức độ tổn thương phổi.
- Sốt: nhẹ hoặc cao, kéo dài, không đáp ứng với kháng sinh điều trị.
- Mệt mỏi, gầy sút cân: tình trạng suy dinh dưỡng thường thấy trên người bệnh bị u nấm vì tình trạng thiếu máu do ho ra máu hay nhiễm trùng kéo dài, giảm hấp thu.
- Đôi khi u nấm không có triệu chứng, phát hiện tình cờ trên phim X quang ngực.
.jpg)
Đối tượng nào dễ mắc U Nấm Phổi?
Các đối tượng dễ mắc U Nấm Phổi Aspergillus bao gồm:
- Bệnh nhân giảm bạch cầu hạt nặng <500 TB/mm3 và kéo dài trong bệnh cảnh bệnh lý huyết học, ghép tế bào máu, ghép tạng, hóa trị bạch cầu cấp...
- Điều trị tại khoa hồi sức tích cực kéo dài.
- Tiền căn sử dụng corticosteroid liều cao, kéo dài, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch.
- HIV, suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
- Bệnh lý mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc bệnh đường hô hấp mạn tính khác; cúm nặng; xơ gan mất bù, suy gan, suy thận, đái tháo đường type 2…
- Sau nhiễm lao phổi.
Chẩn đoán bệnh U Nấm Phổi Aspergillus như thế nào?
Chẩn đoán bệnh U Nấm Phổi do Aspergillus khá khó khăn vì các triệu chứng của bệnh này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý phổi khác, đặc biệt là viêm phổi hoặc bệnh phổi mạn tính. Việc chẩn đoán cần kết hợp dựa trên triệu chứng lâm sàng, các yếu tố nguy cơ, hình ảnh học và bằng chứng vi sinh, huyết thanh học đối với nấm Aspergillus.
- Chụp X quang và CT ngực rất hữu ích trong việc chứng minh sự hiện diện của khối nấm trong hang. Nếu u nấm lớn gần bằng với hang phổi thì có liềm hơi, nếu u còn nhỏ thì có hình ảnh “lục lạc”; u nấm có thể nhiều và ở cả hai bên phổi và một hang phổi có thể chứa nhiều u nấm.
- Soi nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi các mẫu sinh thiết mô bệnh học phát hiện nấm Aspergillus. Nuôi cấy các bệnh phẩm vô khuẩn (mô sinh thiết, tế bào học,...) lấy que chọc hút kim nhỏ hoặc sinh thiết vô khuẩn dương tính với nấm Aspergillus là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán.
- Cấy đàm, dịch rửa phế quản và các mẫu không vô trùng khác dương tính gợi ý nhiễm nấm Aspergillus.
- Tìm kháng nguyên Aspergillus từ dịch rửa phế quản của bệnh nhân u nấm, nhưng giá trị chẩn đoán của xét nghiệm này không cao.
- Xét nghiệm huyết thanh: Kháng thể IgG huyết thanh với Aspergillus dương tính trong hầu hết các trường hợp nhưng có thể âm tính ở những bệnh nhân đang dùng liệu pháp corticosteroid.
.jpg)
Cách điều trị bệnh U Nấm Phổi Aspergillus
Một số cách được áp dụng để điều trị bệnh U Nấm Phổi Aspergillus:
- Thuốc kháng nấm đường uống hoặc truyền.
- Thuyên tắc động mạch trong trường hợp ho ra máu trầm trọng hoặc trước phẫu thuật giúp hạn chế mất máu. Tuy nhiên, do u nấm được cung cấp bởi nhiều mạch máu khác nhau nên dễ bị tái phát.
- Điều trị phẫu thuật loại bỏ u nấm được ưu tiên sử dụng, đặc biệt trong trường hợp ho ra máu dai dẳng, nhiễm trùng dai dẳng, nghi ngờ phát triển trên ung thư phổi,... và bệnh nhân không có chống chỉ định phẫu thuật.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về u nấm phổi Aspergillus, nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, đừng ngần ngại đến phòng khám lao phổi bác sĩ Tẩn để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hãy bảo vệ sức khỏe phổi của mình ngay hôm nay!