Lao phổi ho ra máu có chữa được không? [Giải đáp chi tiết]
Lao phổi ho ra máu có chữa khỏi được không?
Lao phổi ho ra máu có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm ở giai đoạn ho nhẹ, lượng máu ít và điều trị đầy đủ. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý rằng, đây cũng là một dấu hiệu nặng của bệnh lao phổi. Tình trạng này xảy ra khi bệnh tiến triển nặng và vi khuẩn lao tấn công phá hủy nhu mô phổi, làm vỡ các mạch máu, gây chảy máu.
Vì vậy, nếu phát hiện bản thân đang có các triệu chứng ho ra máu, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị.
.jpg)
Điều trị lao phổi ho ra máu như thế nào?
Khi xảy ra tình trạng ho ra máu, việc đầu tiên bệnh nhân cần làm là đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi kịp thời.
.jpg)
Cụ thể, điều trị ho ra máu trong lao phổi bao gồm hai phần chính:
- Điều trị lao phổi: Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Lúc này, bạn cần uống các thuốc chống lao cơ bản như Isoniazid, Rifampicin, Pyrazinamide và Ethambutol, những loại thuốc này rất thiết yếu để kiểm soát và tiêu diệt vi khuẩn lao, giúp ngăn ngừa quá trình tổn thương của nhu mô phổi. Hãy đảm bảo bạn uống thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian, và thực hiện việc uống thuốc một cách đều đặn.
- Điều trị ho ra máu: Khi có triệu chứng ho ra máu, bạn nên đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của tình trạng ho ra máu mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
- Đối với các trường hợp ho ra máu nhẹ, bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, đầu hơi thấp, nghiêng một bên để tránh máu chảy sang bên phổi đang không bị tổn thương. Cần dùng các loại thuốc giảm ho, an thần, và thuốc cầm máu.
- Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, có nguy cơ ngập máu trong đường thở, bạn cần phải can thiệp điều trị cấp cứu để kiểm soát thông thoáng đường thở và duy trì trao đổi khí. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm thuốc cầm máu, can thiệp thủ thuật như nội soi phế quản cầm máu, hoặc các thủ thuật phẫu thuật nặng hơn như tắc động mạch phế quản; hoặc phẫu thuật loại bỏ các phần phổi tổn thương nặng.
Điều trị hỗ trợ khác bao gồm:
- Ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, súp, sữa và hạn chế thực phẩm cay nóng hoặc chất kích thích như rượu.
- Nằm nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh, thoáng mát và hạn chế vận động để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Việc tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị và chăm sóc hỗ trợ sẽ giúp tăng cường khả năng hồi phục của bệnh nhân.
Di chứng sau khi điều trị lao phổi
Sau khi điều trị lao phổi, có thể xuất hiện các di chứng ảnh hưởng đến hệ hô hấp và các cơ quan trong lồng ngực, ngay cả khi đã khỏi bệnh về mặt vi khuẩn. Các thay đổi này có thể gây rối loạn chức năng phổi, từ nhẹ đến nghiêm trọng, và làm tăng nguy cơ tử vong liên quan đến các bệnh về hô hấp.
.jpg)
Các di chứng sau điều trị lao có thể được chia thành nhiều loại:
- Nhu mô phổi: Có thể bị phá hủy, tạo thành các hang, hốc với vách mỏng hoặc sơ sẹo. Điều này làm co kéo nhu mô phổi và các khí quản lân cận, đồng thời tạo điều kiện cho bệnh nấm và ung thư phát triển ở các vùng nhu mô phổi bị sẹo.
- Bệnh đường dẫn khí: Bao gồm giãn phế quản và hẹp khí quản sau lao, cũng như vôi hóa gây phì đại hoặc tắc nghẽn đường khí.
- Màng phổi/thành ngực: Có thể gặp tình trạng dày dính, xơ hóa màng phổi, tràn mủ hoặc tràn khí màng phổi, và rò phế quản màng phổi.
- Mạch máu: Viêm mạch máu, huyết khối và phình mạch là các di chứng có thể gặp, đặc biệt là tình trạng ho ra máu kéo dài sau khi điều trị lao.
- Trung thất: Bao gồm vôi hóa hạch trung thất, viêm trung thất và lao màng ngoài tim.
Biến chứng ho ra máu sau lao là một trong những di chứng nghiêm trọng nhưng có thể được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Với sự tiến bộ trong y học hiện đại và sự tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh nhân, kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp, việc hồi phục hoàn toàn là hoàn toàn khả thi.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về tình trạng lao phổi ho ra máu và các phương pháp điều trị hiện có. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về lao phổi hoặc nghi ngờ mình có các dấu hiệu của căn bệnh này, đừng ngần ngại tìm đến Phòng khám lao phổi Bác sĩ Tẩn để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chăm sóc sức khỏe là ưu tiên hàng đầu, và việc tiếp cận sớm với các dịch vụ y tế chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có cơ hội hồi phục tốt nhất.
BS.CKII. Nguyễn Văn Tẩn
Trưởng Khoa Lao và Bệnh Phổi - Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM
0913.80.50.82 - 0916.93.63.5