Lao phổi kháng thuốc: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị
Lao phổi kháng thuốc là một dạng bệnh lao nghiêm trọng, xảy ra khi vi khuẩn lao trở nên đề kháng với một hoặc nhiều loại thuốc kháng lao cơ bản.Tình trạng này không chỉ gây khó khăn trong việc điều trị mà còn đe dọa sức khỏe cộng đồng do nguy cơ lây lan cao và khó kiểm soát. Trong bài viết này, hãy cùng Phòng khám Lao Phổi Bác sĩ Tẩn tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu nhận biết và những phương pháp điều trị lao phổi kháng thuốc.
Lao phổi kháng thuốc là gì?
Lao phổi kháng thuốc là lao phổi mà vi khuẩn lao không còn nhạy cảm với các loại thuốc điều trị lao thông thường. Lao phổi kháng thuốc bao gồm nhiều loại:
- Lao kháng đơn thuốc: Vi khuẩn chỉ kháng với một loại thuốc điều trị lao hàng một, trừ Rifampicin.
- Lao kháng nhiều thuốc: Vi khuẩn kháng từ hai loại thuốc hàng một trở lên, nhưng chưa kháng Rifampicin.
- Lao kháng Rifampicin: Vi khuẩn kháng với Rifampicin, có thể kèm theo hoặc không kèm theo kháng các thuốc khác.
- Lao đa kháng thuốc (MDR-TB): Vi khuẩn kháng đồng thời với hai thuốc quan trọng nhất là Isoniazid và Rifampicin.
- Lao tiền siêu kháng (pre-XDR): Lao đa kháng kết hợp thêm kháng một thuốc nhóm Fluoroquinolone hoặc một trong ba thuốc tiêm hàng hai.
- Lao siêu kháng thuốc (XDR-TB): Vi khuẩn kháng với Isoniazid, Rifampicin, Fluoroquinolone và ít nhất một thuốc tiêm hàng hai, khiến việc điều trị rất khó khăn.

Sự khác biệt giữa lao phổi thông thường và lao phổi kháng thuốc
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa lao phổi thông thường và lao phổi kháng thuốc, bạn có thể xem bảng dưới đây:
Mức độ | Mức độ kháng thuốc | Tổn thương phổi | Tình trạng sức khỏe |
---|---|---|---|
Nhẹ | Lao kháng đơn thuốc | Tổn thương phổi nhẹ, khả năng hồi phục cao | Bệnh nhân khỏe mạnh, miễn dịch tốt |
Vừa | Lao kháng đa thuốc (MDR-TB) | Tổn thương vừa, có nguy cơ xơ hóa hoặc hốc mủ | Bệnh nhân có bệnh nền nhẹ, cần theo dõi |
Nặng | Lao siêu kháng thuốc (XDR-TB) | Tổn thương lan rộng, ảnh hưởng chức năng hô hấp | Bệnh nhân suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, v.v.) |
Nguyên nhân dẫn đến lao phổi kháng thuốc?
Vi khuẩn kháng lại các thuốc kháng lao nguyên nhân có thể do:
- Sử dụng thuốc không đúng cách: uống thuốc không đúng liều, ngừng thuốc sớm, không tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị,
- Vi khuẩn lao kháng thuốc có sẵn: Một số người có thể bị nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc ngay từ khi mới mắc, đặc biệt khi tiếp xúc với bệnh nhân đã mắc lao kháng thuốc.
- Chẩn đoán chậm trễ.
- Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu dễ mắc lao phổi kháng thuốc.
- Vi khuẩn lao có khả năng đột biến gen và phát triển khả năng kháng thuốc.

Cách chẩn đoán và phân loại mức độ lao phổi kháng thuốc
Để điều trị lao phổi kháng thuốc hiệu quả, không thể chỉ dựa vào triệu chứng bên ngoài mà cần xác định rõ mức độ bệnh lý bên trong. Dưới đây là cách phân loại mức độ lao phổi kháng thuốc dựa trên các yếu tố chuyên môn.
Các phương pháp chẩn đoán lao kháng thuốc:
Có nhiều phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện lao kháng thuốc:
- GeneXpert MTB/RIF: Phát hiện vi khuẩn lao và kiểm tra khả năng kháng thuốc với Rifampicin.
- LPA hàng 1: Phát hiện vi khuẩn lao và kiểm tra khả năng kháng thuốc với Rifampicin và Isoniazid.
- Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao: ưu tiên nuôi cấy trên môi trường lỏng cho thời gian trả lời kết quả nhanh hơn là môi trường đặc. Để xác định có vi khuẩn lao hay không và sau đó thực hiện xét nghiệm xác định tính kháng thuốc của vi khuẩn lao.
Đánh giá và phân loại mức độ nghiêm trọng của lao kháng thuốc
Khi đánh giá mức độ nghiêm trọng của lao kháng thuốc, phân loại dựa trên các yếu tố chính sau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều trị lao phổi kháng thuốc như thế nào?
Điều trị lao phổi kháng thuốc tuyệt đối phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa lao, vì quá trình điều trị thường kéo dài, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không tuân thủ đúng phác đồ. Sau đây là một số thuốc và phác đồ mang tính chất tham khảo:
Thuốc điều trị lao kháng thuốc
Các thuốc chống lao hàng hai được chia thành nhóm A, B và C:
- Nhóm A (bắt buộc): Levofloxacin/Moxifloxacin, Bedaquiline, Linezolid.
- Nhóm B (thêm vào): Clofazimine, Cycloserine/Terizidone.
- Nhóm C (dự phòng hoặc bổ sung): Ethambutol, Delamanid, Pyrazinamide, các thuốc tiêm như Amikacin, Imipenem...
Phác đồ điều trị lao phổi kháng thuốc
Phác đồ ngắn hạn: Phác đồ ngắn hạn được áp dụng cho bệnh nhân lao đa kháng chưa kháng Fluoroquinolon, không có tiền sử sử dụng thuốc lao hàng hai hoặc đã dùng dưới 1 tháng. Trường hợp đã dùng trên 1 tháng vẫn có thể áp dụng nếu kết quả xét nghiệm cho thấy vi khuẩn còn nhạy với thuốc. Phác đồ này không dành cho lao thể nặng. Các lựa chọn bao gồm C1a, C2a, C3 hoặc phác đồ BPaL, trong đó phác đồ C2a thường được ưu tiên nếu đủ điều kiện và nguồn lực. Với phụ nữ mang thai, phác đồ C2a được khuyến cáo thay cho C1a. Việc lựa chọn phác đồ cần dựa trên khả năng dung nạp thuốc và mức độ quản lý tác dụng phụ tại cơ sở điều trị.
Phác đồ dài hạn: được áp dụng cho bệnh nhân lao đa kháng không kháng Fluoroquinolon và không đủ điều kiện sử dụng phác đồ ngắn. Nếu không có chống chỉ định với Bedaquiline, sử dụng phác đồ D1 (Bdq, Lfx, Lzd, Cfz + 1 thuốc nhóm C). Trường hợp không dùng được Bedaquiline, chuyển sang phác đồ D2 (Lfx, Cfz, Lzd, Cs + 1 thuốc nhóm C). Thời gian điều trị kéo dài từ 18–20 tháng và có thể điều chỉnh tùy theo đáp ứng, đảm bảo đủ tối thiểu 15–17 tháng sau khi nuôi cấy âm tính.
Điều trị hỗ trợ: Dinh dưỡng và liệu pháp tăng cường miễn dịch
Trong điều trị lao phổi kháng thuốc, dinh dưỡng và liệu pháp tăng cường miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe bệnh nhân và tăng cường hiệu quả điều trị.
- Năng lượng và chất đạm: Cung cấp đủ năng lượng và protein từ các nguồn như thịt, cá, trứng, sữa và đậu.
- Vitamin và khoáng chất: Bổ sung vitamin A, C, D, E, kẽm và canxi để tăng cường miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi tác động của bệnh và thuốc.
- Chế độ ăn dễ tiêu: Khi bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa kém, chia nhỏ bữa ăn, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.
- Điều trị bệnh lý đồng mắc: HIV, đái tháo đường và các bệnh nền khác giúp cải thiện sức đề kháng.
- Tập thể dục nhẹ và giảm căng thẳng: giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng cường miễn dịch.

Tác dụng phụ có hại khi điều trị bệnh lao kháng thuốc
Tác dụng phụ khi điều trị lao kháng thuốc có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, cần được theo dõi sát để xử lý kịp thời. Các phản ứng nhẹ thường gặp là buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ khớp, ngứa và phát ban, thường liên quan đến các thuốc như Clofazimine, Bedaquiline, Delamanid, Linezolid và Fluoroquinolone. Tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm sốc phản vệ, rối loạn nhịp tim, tổn thương gan, ù tai, điếc, thiếu máu và suy thận, đặc biệt dễ gặp khi sử dụng Linezolid, Bedaquiline hoặc Clofazimine.
Chi phí điều trị lao phổi kháng thuốc
Chi phí trực tiếp y tế trung bình cho một đợt điều trị lao phổi kháng thuốc là khoảng 5.995.897 VNĐ. Tuy nhiên, mức chi phí này có thể thay đổi tùy theo loại thuốc được sử dụng, phác đồ điều trị cụ thể, thời gian điều trị kéo dài bao lâu cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa là rất cần thiết để xác định hướng điều trị phù hợp và ước tính chi phí chính xác.

Làm thế nào để phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm lao phổi kháng thuốc?
Đối với bệnh nhân mắc lao phổi kháng thuốc:
- Phát hiện sớm và điều trị.
- Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị lao kháng thuốc với sự giám sát của bác sĩ.
- Người bệnh lao cần đeo khẩu trang y tế và thực hiện các biện pháp vệ sinh đúng cách (như che miệng khi ho, khạc).
- Không khạc nhổ bừa bãi, tuân thủ vệ sinh ho khạc mọi lúc, mọi nơi để không phát tán nguồn lây nhiễm ra môi trường, rửa tay thường xuyên.
- Có nơi chăm sóc điều trị riêng cho người bệnh lao đa kháng thuốc.
- Hạn chế giao tiếp trực tiếp với người khác trong giai đoạn còn lây lan, tránh đến những khu vực đông người.
Đối với các trường hợp chưa mắc lao:
- Tiêm vắc-xin BCG cho trẻ sơ sinh là biện pháp phòng ngừa lao trong giai đoạn sớm và giảm nguy cơ mắc lao nghiêm trọng.
- Đảm bảo một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng, luyện tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và tránh các yếu tố làm suy yếu hệ miễn dịch như thuốc lá, rượu bia quá mức hay căng thẳng kéo dài.
- Đảm bảo không gian sống được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Thực hiện các chiến dịch giáo dục cộng đồng, kiểm tra sức khỏe, và chương trình phòng ngừa lao tại cộng đồng, đặc biệt là tại các khu vực có nguy cơ cao.
- Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân lao, đặc biệt là trong gia đình hoặc môi trường làm việc, cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm lao.
- Đối với những người có nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định điều trị dự phòng lao để giảm nguy cơ phát triển bệnh.
Câu hỏi thường gặp (FAQ)
Bệnh nhân lao kháng thuốc có được điều trị tại nhà không?
Có. Điều trị lao kháng thuốc tại nhà có thể được thực hiện trong những trường hợp bệnh nhân ổn định, tuân thủ điều trị và có môi trường hỗ trợ. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn cần sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ và các cơ sở y tế để đảm bảo hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng.
Lao phổi kháng thuốc có dễ lây không?
Lao phổi kháng thuốc có thể lây nhiễm giống như lao phổi thông thường. Tuy nhiên, vì thời gian điều trị kéo dài và phức tạp hơn, bệnh nhân lao phổi kháng thuốc có thể kéo dài nguy cơ lây nhiễm.
Lao phổi kháng thuốc có thể tái phát không?
Có. Lao phổi kháng thuốc có khả năng tái phát, đặc biệt khi bệnh nhân không tuân thủ đúng phác đồ điều trị hoặc có các yếu tố nguy cơ khác như hệ miễn dịch yếu. Sau điều trị khỏi, nếu bệnh nhân tiếp xúc với nguồn lây nhiễm mới, đặc biệt là khi môi trường sống đông đúc và không có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm lao hiệu quả thì vẫn có khả năng mắc lại lao trở lại.
Có cần cách ly bệnh nhân lao phổi kháng thuốc không?
Có. Cách ly bệnh nhân lao phổi kháng thuốc là cần thiết trong việc kiểm soát sự lây lan của bệnh, đặc biệt trong giai đoạn đầu điều trị hoặc khi bệnh nhân có triệu chứng.
Những ai có nguy cơ mắc lao phổi kháng thuốc cao nhất?
Người có nguy cơ mắc lao phổi kháng thuốc cao nhất là những người không tuân thủ điều trị lao, có hệ miễn dịch suy yếu, tiếp xúc với bệnh nhân lao kháng thuốc, hoặc sống trong môi trường có điều kiện vệ sinh kém và thiếu tiếp cận dịch vụ y tế.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lao phổi AFB âm tính, đặc biệt là phác đồ điều trị và những yếu tố liên quan đến chẩn đoán bệnh. Lao phổi, đặc biệt là lao phổi kháng thuốc, là một thách thức lớn đối với y tế cộng đồng vì khả năng điều trị khó khăn, thời gian điều trị kéo dài và nguy cơ lây lan cao. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Mỗi người cần nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.