Các giai đoạn của lao phổi: Nguyên phát, tiềm ẩn và hoạt động

Tác giả: BS.CKII Nguyễn Văn Tẩn
21/04/2025

Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, phát triển qua ba giai đoạn chính: nguyên phát, tiềm ẩn và hoạt động. Việc hiểu rõ từng giai đoạn không chỉ giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát sự lây lan của bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các giai đoạn lao phổi để từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này.

Lao phổi có bao nhiêu giai đoạn?

Bệnh lao phổi thường được chia thành các giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh và các triệu chứng biểu hiện. Dưới đây là các giai đoạn của lao phổi: 

Giai đoạn 1: Nhiễm lao phổi nguyên phát

Đây là giai đoạn đầu tiên khi vi khuẩn lao xâm nhập vào phổi. Thông thường, giai đoạn này ít triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ như mệt mỏi, ho nhẹ, sụt cân,.. dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Ngoài ra, các kết quả xét nghiệm phản ứng lao tố qua da hoặc xét nghiệm máu âm tính, hình ảnh chụp X-quang phổi cũng không phát hiện điều bất thường.

Nhiễm lao phổi nguyên phát
Nhiễm lao phổi nguyên phát

Giai đoạn 2: Nhiễm lao phổi tiềm ẩn

Sau khi nhiễm vi khuẩn lao, hệ miễn dịch của cơ thể có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, đưa bệnh vào trạng thái tiềm ẩn. Vì vậy, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm hoặc thậm chí là suốt đời. Các xét nghiệm lao tố có thể dương tính. 

Trong trường hợp những người có hệ miễn dịch tốt, các vi khuẩn lao sẽ bị kiểm soát. Điều này có nghĩa là dù các vi khuẩn lao không bị tiêu diệt hoàn toàn và vẫn tồn tại trong cơ thể, chúng vẫn không gây ra bệnh. 

Tuy nhiên, đối với những cá nhân có hệ miễn dịch yếu, như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, hoặc những người mắc các bệnh mãn tính (bao gồm tiểu đường, bệnh thận,..) hệ miễn dịch sẽ không đủ sức kiểm soát và ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn lao. Điều này dẫn đến tình trạng lây lan nhanh chóng trong phổi và gây ra các đợt bùng phát của bệnh.

Nhiễm lao phổi tiềm ẩn
Nhiễm lao phổi tiềm ẩn

Giai đoạn 3: Nhiễm lao phổi hoạt động

Khi hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn lao sẽ hoạt động trở lại và gây ra các tổn thương ở phổi. Giai đoạn này thường đi kèm với các triệu chứng rõ rệt như:

  • Ho kéo dài dai dẳng 
  • Ho ra máu
  • Đau ngực
  • Sốt
  • Sụt cân
  • Mệt mỏi
  • Ra mồ hôi trộm

Triệu chứng của bệnh lao phổi có thể khác nhau ở mỗi người và tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của phổi.

Nhiễm lao phổi hoạt động
Nhiễm lao phổi hoạt động

Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như (Lao màng phổi, lao ngoài phổi, suy hô hấp, tử vong,..) nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Nhiều người khi gặp triệu chứng lao phổi thường băn khoăn lao phổi ho ra máu có chữa được không, bởi đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh có thể đang tiến triển nặng. Việc hiểu rõ và điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn này sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm và cải thiện hiệu quả phục hồi sức khỏe.

Các phương pháp điều trị bệnh lao phổi

Để đối phó với các giai đoạn của lao phổi, các phương pháp điều trị cần được thiết kế một cách cụ thể và khoa học, tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh.

Điều trị cho từng giai đoạn

Điều trị lao phổi chủ yếu bằng thuốc kháng sinh, được kết hợp với nhau để tiêu diệt vi khuẩn lao một cách hiệu quả nhất. Quá trình này thường kéo dài và yêu cầu bệnh nhân phải kiên trì tuân thủ phác đồ.  Dưới đây là cách điều trị cho từng giai đoạn của bệnh lao phổi:

  • Nhiễm lao phổi nguyên phát: Điều trị chủ yếu tập trung vào mục đích tăng cường hệ miễn dịch để kiểm soát và loại bỏ vi khuẩn lao, giảm nguy cơ bệnh phát triển.
  • Nhiễm lao phổi tiềm ẩn: Ở giai đoạn này, các xét nghiệm máu hoặc da có thể chỉ ra liệu một người có bị nhiễm lao hay không. Quá trình điều trị lao tiềm ẩn có thể  kéo dài từ 3-4 tháng hoặc 6-9 tháng, cũng như sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc: Isoniazid, Rifampicin, Rifapentine,..
  • Nhiễm lao phổi hoạt động: Bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng từ ba loại thuốc trở lên (bao gồm Rifampicin, Ethambutol, Isoniazid và Pyrazinamid) trong một liệu trình kết hợp. Liệu trình này kéo dài từ 6 đến 9 tháng tùy vào mức độ và tiến triển của bệnh.  

Nguyên tắc chung khi điều trị

  • Kết hợp thuốc trị lao: Trong giai đoạn điều trị tấn công, bệnh nhân cần sử dụng tối thiểu 3 loại thuốc, và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì để ngăn ngừa bệnh tái phát. Đối với các trường hợp lao đa kháng, việc kết hợp ít nhất 4 loại thuốc là bắt buộc trong suốt quá trình điều trị.
  • Dùng thuốc đúng liều: Mỗi loại thuốc trong phác đồ điều trị lao có một nồng độ tối ưu cần thiết để phát huy tác dụng. Việc dùng liều quá thấp có thể không mang lại hiệu quả mong muốn và làm tăng nguy cơ phát triển kháng thuốc. Ngược lại, dùng liều quá cao có thể dẫn đến những phản ứng độc hại nghiêm trọng.
  • Dùng thuốc đều đặn: Để tăng hiệu quả điều trị, các thuốc chống lao nên được uống đồng thời cùng một lúc, vào cùng một thời điểm hàng ngày và cách xa các bữa ăn. 
  • Phải dùng thuốc đủ thời gian: Điều trị lao phổi được chia làm hai gian đoạn: giai đoạn tấn công (thường kéo dài hai tháng) nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn từ các vùng tổn thương và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc. Thứ 2 là giai đoạn duy trì (thường kéo dài bốn tháng) nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát.
Các phương pháp điều trị bệnh lao phổi
Các phương pháp điều trị bệnh lao phổi

Lưu ý: Phác đồ điều trị Lao Phổi cụ thể sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi, loại thuốc lao sử dụng, tác dụng phụ của thuốc lao trên bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các loại thuốc điều trị lao phổi phổ biến hiện nay

Hãy cùng Phòng khám lao phổi Bác sĩ Tẩn tìm hiểu các loại thuốc điều trị lao phổi phổ biến nhất hiện nay và hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của chúng.

  • Isoniazid (INH): Thuốc kháng sinh dùng để điều trị và phòng ngừa lao, hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp mycolic acid trong tế bào vi khuẩn. 
  • Rifampicin (RIF): Đây là một loại kháng sinh mạnh, có khả năng ức chế RNA polymerase, ngăn chặn sự phát triển và nhân lên của tác nhân gây bệnh.
  • Pyrazinamide (PZA): Hoạt động tốt trong môi trường axit của cơ thể, thuốc này giúp tiêu diệt vi khuẩn lao ở giai đoạn đầu điều trị.
  • Ethambutol (EMB): Ngăn chặn việc hình thành vách tế bào của tác nhân gây bệnh, là thuốc kiềm khuẩn, thường được dùng ở giai đoạn đầu của điều trị để giảm nguy cơ tạo ra các chủng kháng thuốc.
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về các giai đoạn của lao phổi và nhận thức được tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm cũng như điều trị kịp thời. Nếu bạn hay người thân đang có các triệu chứng liên quan đến lao phổi hoặc có nghi ngờ về sức khỏe hô hấp, đừng ngần ngại liên hệ với Phòng khám lao phổi Bác sĩ Nguyễn Văn Tẩn. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu, sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình bằng cách đặt lịch hẹn ngay hôm nay.
 

BS.CKII. Nguyễn Văn Tẩn

Trưởng Khoa Lao và Bệnh Phổi - Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM

0913.80.50.82 - 0916.93.63.5

Bài viết liên quan
Danh sách thuốc điều trị lao phổi - Tác dụng, liều dùng và lưu ý quan trọng
Danh sách thuốc điều trị lao phổi - Tác dụng, liều dùng và lưu ý quan trọng
07/07/2025
Những loại thuốc nào điều trị lao phổi? Tổng hợp thuốc phổ biến, liều dùng, tác dụng phụ, thời gian sử dụng và lưu ý trong quá trình điều trị.
Xét nghiệm AFB là gì? Quy trình thực hiện và ý nghĩa kết quả
Xét nghiệm AFB là gì? Quy trình thực hiện và ý nghĩa kết quả
06/07/2025
Xét nghiệm Acid-Fast Bacilli (AFB) là gì? Dùng để chẩn đoán bệnh gì? Quy trình thực hiện, cách đọc kết quả, lưu ý khi làm xét nghiệm.
Bệnh lao phổi có chữa được không? Thời gian và tỉ lệ hồi phục
Bệnh lao phổi có chữa được không? Thời gian và tỉ lệ hồi phục
05/07/2025
Bệnh lao phổi có chữa khỏi hoàn toàn không? Khám phá khả năng hồi phục, yếu tố ảnh hưởng và tỷ lệ thành công sau quá trình điều trị.